9 cách detox giúp bạn đánh bay mọi mệt mỏi sau tuần đầu trở lại làm việc
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.Giá tiền nước tăng từ ngày 1.1.2024, cần làm ngay những cách này để tiết kiệm...
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Gian nan ngâm mình, bắt chem chép dưới đáy sông Cu Đê
Ngày 9.1.2025, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao hợp đồng nhượng quyền (Concession Agreement) dự án điện gió Savan 1 cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 (đơn vị thành viên của T&T Group).Theo hợp đồng nhượng quyền, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đồng ý cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành dự án điện gió Savan 1 với thời hạn hợp đồng lên tới 25 năm để xuất khẩu điện về Việt Nam. Dự án được triển khai tại huyện Phin, tỉnh Savannakhet, Lào với tổng công suất lắp đặt lên tới 495 MW và tổng mức đầu tư khoảng 768 triệu USD. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án có công suất lắp đặt 300 MW, tổng vốn đầu tư hơn 490 triệu USD và đưa vào vận hành thương mại trong cuối năm 2025.Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 cho biết, việc ký kết hợp đồng nhượng quyền dự án điện gió Savan 1 với Chính phủ Lào là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu trong chiến lược đầu tư năng lượng "xuyên biên giới" của T&T Group. Không chỉ góp phần phát triển lĩnh vực đầy tiềm năng của quốc gia láng giềng, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước thông qua việc sản xuất và xuất khẩu điện về Việt Nam, đây cũng là sự kiện quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào. "Nhà máy điện gió Savan 1 sẽ là dự án tiên phong và là nền tảng, cơ sở để Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư nhiều dự án năng lượng khác tại Lào trong thời gian tới", bà Nguyễn Thị Thanh Bình nhấn mạnh.Việc đầu tư Nhà máy điện gió Savan 1 và liên kết với lưới truyền tải quốc gia có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa cam kết hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào cũng như phù hợp với định hướng nhập khẩu điện tại Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15.5.2023.Đây cũng sẽ là dự án điện gió trên bờ có quy mô lớn nhất mà Tập đoàn T&T Group đầu tư cho đến nay, góp phần mở rộng danh mục đầu tư của Tập đoàn T&T Group để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035, tổng công suất phát điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp dự kiến đạt khoảng 12-15 GW, chiếm khoảng 10% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.Cũng trong khuôn khổ sự kiện, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 và ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đã trao Thỏa thuận thu xếp vốn cho dự án, mở ra cơ hội hợp tác chiến lược của T&T Group và Ngân hàng MB trong lĩnh vực năng lượng. Theo thỏa thuận, Ngân hàng MB sẽ là ngân hàng đầu mối cam kết thu xếp thành công và phân bổ toàn bộ gói tài trợ để chủ đầu tư thực hiện triển khai giai đoạn 1 của dự án điện gió Savan 1.Hiện nay, ở trong nước, T&T Group đã đưa vào vận hành 10 dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai,… với tổng công suất lắp đặt và hòa lưới điện quốc gia đạt gần 1.000 MW. Ngoài ra, T&T Group cũng đang liên doanh cùng KOGAS, KOSPO, HANWHA (Hàn Quốc) triển khai dự án điện khí LNG Hải Lăng Giai đoạn 1 có công suất 1.500 MW, vốn đầu tư khoảng 2,5 tỉ USD. Không dừng lại ở đó, nhằm tiếp tục khẳng định uy tín của nhà đầu tư, phát triển năng lượng hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp uy tín trên thế giới để khai mở những lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, như: hợp tác cùng Tập đoàn SK (Hàn Quốc) để sản xuất hydrogen xanh, thu hồi khí thải carbon và đầu tư tổ hợp khí tại Quảng Trị; hợp tác cùng Tập đoàn Erex (Nhật Bản) để nghiên cứu đầu tư các dự án nhà máy điện sinh khối; hợp tác với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; hợp tác với Cospowers và Goldwind (Trung Quốc) để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ, phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng…
Sáng 9.2, giá vàng miếng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào ở mức 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng. Tổng cộng trong tuần đầu tiên năm mới Ất Tỵ 2025, mỗi lượng vàng miếng tăng 1,5 triệu đồng ở chiều bán ra trong khi chiều mua vào giữ nguyên. Đáng chú ý, chênh lệch giá mua và bán vàng miếng SJC vẫn tăng vọt lên cao chót vót ở mức 3,5 triệu đồng/lượng dù đã qua ngày Thần tài. Trong khi đó, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC được mua vào 86,8 triệu đồng, bán ra 89,8 triệu đồng, tăng 500.000 đồng ở chiều mua và tăng 1 triệu đồng ở chiều bán ra so với trước Tết Ất Tỵ. Chênh lệch giá mua bán vàng nhẫn cũng neo ở mức cao là 3 triệu đồng/lượng. Tương tự, Công ty Doji cũng mua vàng nhẫn 4 số 9 ở mức 86,6 triệu đồng, bán ra 89,4 triệu đồng, tăng gần 1 triệu đồng ở chiều bán ra…Giá vàng thế giới hiện ở mức 2.860 USD/ounce, tăng 60 USD sau một tuần. Dù giảm nhẹ so với mức cao kỷ lục trên 2.870 USD/ounce vào giữa tuần nhưng đây vẫn là mức giá rất cao của kim loại quý từ trước đến nay. Kim loại quý tăng vọt trong tuần đầu tháng 2 sau khi Tổng thống Donald Trump đã đưa ra chính sách áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Trung Quốc. Sau đó các quốc gia trên, đặc biệt là Trung Quốc đã có những động thái đầu tiên đáp trả khiến căng thẳng thương mại thế giới gia tăng. Nhu cầu trú ẩn vào vàng tăng vọt trên thế giới. Vì vậy hầu hết các chuyên gia và nhà đầu tư cá nhân tiếp tục dự báo giá vàng sẽ đi lên trong tuần tới. Cuộc khảo sát của Kitco News thực hiện với sự tham gia của 17 nhà phân tích Phố Wall thì có đến 15 người, tương ứng 88% nhận định rằng vàng sẽ tăng. Có 2 người còn lại dự báo giá vàng đi ngang và không có ai nghĩ rằng kim loại quý sẽ giảm. Tương tự, cuộc khảo sát Main Street với 170 nhà đầu tư cá nhân thì có 120 người, tương đương 71% cũng dự báo giá vàng sẽ tăng; Có 17 người, chiếm 10% cho rằng giá vàng đi ngang và 33 nhà đầu tư còn lại, chiếm 19% nghĩ rằng vàng quay đầu giảm giá.
Bắn súng Việt Nam ‘chỉnh thước ngắm’ cho Olympic Paris
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.